Mang giày bị bầm móng chân khiến cầu thủ đau đớn và không thể tiếp tục thi đấu. Đi tìm nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng tránh tình trạng này từ đội ngũ chuyên gia y tế chuyên nghiệp. Là một vận động viên, việc lựa chọn đôi giày phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến phong độ thi đấu mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe của đôi chân.

Trên KQBD hôm qua rạng sáng nay, chúng tôi đã phỏng vấn nhiều cầu thủ từ các giải đấu lớn và phát hiện ra rằng, nhiều người đã từng trải qua những trận đấu đầy đau đớn chỉ vì chọn sai đôi giày. Hãy cùng chúng tôi khám phá bí mật đằng sau đôi giày đá bóng và những lưu ý quan trọng mà mỗi cầu thủ cần biết.

Bầm móng chân khi mang giày là sao?

Bầm móng chân khi mang giày là tình trạng chấn thương nhẹ trong bóng đá quốc tế và cả bóng đá trong nước. Một số cầu thủ thường xuyên dính phải tình huống này khi tập luyện hoặc thi đấu. Chúng ảnh hưởng tới việc tiếp tục chơi bóng và gây ra sự đau đớn nhất định. Ngoài ra, việc này cũng ảnh hưởng tới tâm lý lo lắng, sợ hãi cho người gặp phải.

mang giày bị bầm móng chân

Cầu thủ mang giày không phù hợp dễ bị bầm tím móng chân

Mặc dù không quá năng nhưng ít nhiều việc bầm móng cũng tác động tới khả năng thu đấu. Rõ ràng, trong bộ môn thể thao vua thì đôi chân luôn đóng vai trò quan trọng nhất.

=> Tìm hiểu thêm: Lợi ích của việc đá bóng.

Tại sao cầu thủ mang giày bị bầm móng chân?

Bầm tím là hiện tượng xảy ra khi máu tụ vào một vị trí nào đó do vỡ mao mạch. Ở trường hợp này, tại thông tin học viện bóng đá nó tập hợp lại ở phần giữa móng và ngón chân.

mang giày bầm tím móng chân

Bầm móng chân khiến cầu thủ đau đớm

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chấn thương này trong bóng đá bao gồm:

  • Mang giày chật, bí hoặc mũi quá nhọn gầy gò bó các ngón chân. Khi chạy hoặc sút bóng, chúng bị dày xéo lên nhau và dẫn đến tình huống tụ máu vào móng. So với các bộ phận khác, khu vực đầu bàn chân phải chịu tác động lực nhiều hơn cả.
  • Mang vớ, tất chật cũng khiến khoảng cách giữa các ngón không còn hở một tí nào. Chúng bị chèn ép trong thời gian dài gây ra tình trạng bầm móng.
  • Bầm ngón chân khi mang giày còn xuất hiện khi miếng đệm giày quá trơn. Lúc này, cả bàn chân sẽ trượt sau mỗi bước chạy và ép vào mũi giày.
  • Va chạm hoặc giẫm đạp khi đá bóng cũng khiến các đầu ngón bị tổn thương. Nhất là khi đối thủ cố tình đạp lên chân bạn, hiện tượng này chắc chắn xảy đến.
  • Quả bóng quá căng hoặc sút bằng mũi nhiều cũng là một nguyên nhân phổ biến.

=> Gợi ý những tên áo bóng đá hay bằng tiếng Việt và tiếng Anh không đụng hàng.

7 Phương pháp điều trị khi bị bầm móng do mang giày

Bầm móng chân hoặc tụ máu nếu không xử lý có thể gây ra các tình trạng tệ hại hơn. Nếu để y nguyên như vậy trong một tuần, bạn có thể bị thúi hoặc lột móng.

Bởi thế, việc điều trị ngay lập tức rất quan trọng, các phương pháp hiệu quả nhất gồm:

#1 Chườm nóng hoặc lạnh

Mang giày bị bầm móng chân nếu bị nhẹ chỉ cần chườm nóng – lạnh hợp lý. Phương pháp đơn giản này mang tới hiệu quả lớn và làm giảm đau nhức đáng kể.

mang giày bầm móng chân

Chườm đá lạnh là phương pháp tạm thời hiệu quả

Chườm lạnh được sử dụng ngay khi ngón chân gặp phải chấn thương. Bạn dùng một túi vải bỏ đá vào trong và lăn qua lăn lại chỗ vết thương.

Ngược lại, chườm nóng được sử dụng sau đó 2 đến 3 ngày. Cầu thủ sử dụng túi chườm nóng chuyên dụng để lên vị trí bị chấn thương trong vài phút.

=> Tham khảo thêm những stt bóng đá hài hước nhất.

#2 Uống thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm

Thuốc là biện pháp chữa trị bầm móng chân do mang giày rất hiệu quả. Người bị tình trạng này nên sử dụng các loại có chứa acetaminophen, paracetamol hoặc ibuprofen.

Bạn có thể mua chúng dễ dàng tại hiệu thuốc hoặc bệnh viện gần nhất. Lưu ý, hãy sử dụng theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

#3 Không đụng vào ngón chân bị bầm

Khi bị đau, mọi người thường rất hay đụng chạm tới vị trí đó. Tuy nhiên, đây là việc làm sai lầm và khiến chúng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Rõ ràng bạn bị bầm tím khi đá bóng do đã chịu quá nhiều tổn thương. Ấy vậy mà tiếp tục tác động vào đó chẳng phải đang làm nó nặng hơn hay sao.

đeo giày bị bầm móng chân

Tuyệt đối không đụng chạm tới chỗ đau

Ngón chân cần được bảo quản tốt, để ở các vị trí an toàn. Hãy tránh cho chúng không va chạm trong quá trình đi lại hoặc cử động. Nếu bầm móng nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng nạng để di chuyển.

=> Gợi ý những sân bóng đá miễn phí ở Hà Nội.

#4 Không đi giày dép tác động vào chỗ đau

Khi mang giày bị bầm móng chân, bạn tuyệt đối không nên đi giày hoặc dép có mũi bị kín. Như vậy vừa để hạn chế ảnh hưởng tới vết thương vừa để nó có khoảng trống để bình phục.

Lúc này, bạn nên sử dụng các loại dép tông hoặc quai ngang để đi lại. Tất nhiên, hạn chế đi lại càng nhiều càng tốt cho bộ phận đang bị chấn thương.

#5 Kê cao chân khi ngủ

Trong giai đoạn chờ phần móng bình phục, bạn nên kê cao chúng quá tim khi ngủ. Như vậy, lượng máu được bơm đến bộ phận này sẽ được hạn chế tới mức nhỏ nhất.

Móng chân bị đau so mang giày sẽ rút kha khá thời gian bình phục nhờ điều đó. Hơn nữa, việc này cũng giúp khu vực bị đau không bị các yếu tố khác tác động tới.

=> Chia sẻ thêm số áo thủ môn đẹp, ý nghĩa nhất.

#6 Nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ

Khi vết thương nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đi tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế ngay lập tức. Tại đây, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp và nhanh chóng nhất.

Thông thường họ có thể rạch hút máu hoặc tách hẳn phần móng bị bầm ra khỏi ngón. Sau đó, vệ sinh, sát trùng và băng bó cẩn thận chúng.

mang giày bầm móng

Bạn cầm đi thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốc để mau khỏi

Bác sĩ còn đưa ra lời khuyên và như biện pháp vệ sinh khi về nhà cho bạn. Nhờ vậy, quá trình bình phục sẽ rút ngắn tới mức tối đa, cầu thủ có thể trở lại sân sớm nhất có thể.

#7 Băng bó và vệ sinh ngón chân bị bầm khi mang giày

Tuy nhiên, trước khi đi điều trị, bạn cần băng bó và cố định vết thương cẩn thận. Thông thường, tại sân bóng có sẵn băng gạc và nẹp để cố định ngón chân.

Đi giày bị bầm móng chân thường xuyên diễn ra đối với cầu thủ nghiệp dư. Bởi vậy, việc điều trị cũng có nhiều giải pháp hiệu quả khác nhau.

=> Tìm hiểu thêm: Top áo đấu đẹp nhất 2022 2023

Cách phòng tránh mang giày bị bầm móng chân

Rõ ràng chấn thương luôn mang tới nỗi ám ảnh cho các cầu thủ. Bởi vậy, thay vì điều trị thì cách phòng tránh luôn là giải pháp tốt hơn.

mang giày bị bầm móng

Cách phòng tránh bầm tím móng chân khi chơi bóng đá

Tổng hợp những phương pháp tránh bị bầm móng do đá banh như sau:

  • Lựa chọn giày thi đấu phù hợp, có thể rộng hơn chân một tí (nửa size). Điều này giúp các ngón chân của bạn có được khoảng trống về phía mũi giày.
  • Không chọn các loại giày có phần mũi bó sát. Chúng là kẻ thù với các ngón chân, khiến khả năng bầm, dập móng thường xuyên xảy ra.
  • Đi vớ không quá chật hoặc có độ giãn cao, chọn loại có khả năng chống trượt. Rõ ràng, cầu thủ sử dụng chúng với mục đích thấm hút mồ hôi là chính. Vậy nên không cần chọn lấy loại quá chật gây ảnh hưởng đến đôi chân.
  • Sử dụng các loại đế giày bám dính tốt khi đá bóng. Khi rất ưng ý với đôi giày đó nhưng phần đế quá dở, đừng lo lắng, bạn có thể thay thế chúng. Những kiểu đế giày sần sùi sẽ rất phù hợp cho hoạt động chơi bóng đá.
  • Sử dụng cách buộc giày cố định gót để tránh trượt chân khi chạy trên sân. Phương pháp này được gọi là “khóa gót” (Tiếng Anh là heel lock hoặc lace lock).

Lời kết

Trường hợp mang giày bị bầm móng chân xảy ra thường xuyên trong giới cầu thủ nghiệp dư. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng tránh kịp thời thì nó không còn là nỗi lo nữa.