Lật sơ mi cổ chân mang tới sự đau đớn và khốn khổ cho cầu thủ. Nó nằm trong dạng chấn thương khá nghiêm trọng nên cần được chữa trị kịp thời. Là một phần cơ thể phải chịu nhiều áp lực và va đập trong các hoạt động thể thao, cổ chân dễ trở thành “mục tiêu” cho các chấn thương.
Những hậu quả của việc lật sơ mi cổ chân không chỉ ảnh hưởng đến sự nhanh nhẹn và hiệu suất thi đấu của cầu thủ, mà còn có thể kéo dài và tạo ra những biến chứng không mong muốn nếu không được quan tâm đúng cách. Trên KQBD hôm nay trực tuyến, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào nguyên nhân, cách phòng tránh và hướng điều trị hiệu quả nhất cho vấn đề này.
Lật sơ mi là gì?
Lật sơ mi là chấn thương do rách hoặc đứt dây chằng ở xung quanh cổ chân. Chúng thường xuất hiện khi bạn tham gia tập luyện và thi đấu thể thao. Nhất là những môn có tính vận động cao như bóng đá, bóng rổ bóng chuyền, chạy bộ. Đa phần các chấn thương này xuất phát từ việc sử dụng sai kỹ thuật hoặc va chạm.

Lật sơ mi cổ chân là gì?
Đôi khi, người ta bị nhầm tưởng nó với tổn thương gân thông thường. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng vì trật sơ mi cổ chân cần chữa trị kịp thời.
Tất nhiên, trong sinh hoạt thường ngày, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này. Nhìn chung, bị chấn thương là điều không ai mong muốn khi chơi thể thao.
Tuy vậy, nếu không may gặp phải chúng, bạn cũng cần có kiến thức chữa trị kịp thời. Ngoài ra, một số kinh nghiệm phòng tránh chấn thương cũng là điều cần được tính tới.
Có thể thấy rõ những lợi ích và tác hại của bóng đá khi người chơi có rủi ro lật sơ mi cổ chân nguy hiểm, tuy nhiên bạn đừng vội lo lắng bởi chỉ cần chữa trị đúng cách bạn sẽ hồi phục hoàn toàn.
Dấu hiệu nhận biết bị lật sơ mi cổ chân
Đây là chấn thương gây đau đớn ngay lập tức cho cầu thủ. Bởi vậy, việc nhận biết ra nó không hề khó.

Dễ dàng phát hiện bị lật cổ chân
Tuy nhiên, nếu bị đau cơ bình thường, bạn cũng có cảm giác tương tự. Dưới đây là những triệu chứng riêng biệt khi bị lật sơ mi cổ chân:
- Đau đớn và nhức: Đây là dấu hiệu khá cơ bản của một chấn thương. Rõ ràng nó không giúp cầu thủ nhận biết được bản thân đang bị gì.
- Sưng đỏ và bầm tím chỗ đau: Một khi gặp phải trường hợp này, ngoài đau ra, bạn sẽ thấy chân bị sưng phù và tím gắt lại.
- Không thể vận động cổ chân: Một khi phần cổ chân bị lật, chắc chắn bạn không thể cử động dễ dàng. Nếu cố gắng xoay hoặc dịch chuyển, cơn đau sẽ gia tăng lên gấp bội.
Nhìn chung, với các dấu hiệu này vẫn chưa thể chuẩn đoán chính xác. Bạn cần tới cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và bắt bệnh kịp thời.
=> Tìm hiểu thêm tên fc bóng đá hay cho đội bóng mới nhất 2023.
Nguyên nhân bị lật sơ mi tại cổ chân
Trật sơ mi ở cổ chân gây ra nhiều tác hại xấu cho cầu thủ nên chẳng ai muốn bị cả. Tất nhiên, do nhiều lý do mà mọi người vẫn có khả năng rơi vào trường hợp này:
- Vận động quá mạnh, thực hiện sai kỹ thuật chơi bóng: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Việc tác động một lực quá mạnh vào bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng khiến nó tổn thương.
- Va chạm: Khi chơi bóng, việc va đập với đối thủ là điều khó tránh. Một vài trường hợp xui xẻo có thể khiến cầu thủ bị chấn thương nặng.
- Sử dụng giày thi đấu không phù hợp: Những đôi giày quá nhỏ hoặc không bám tốt có thể khiến chân bị lật sơ mi bất cứ lúc nào.
- Tiếp đất sai: Nếu bạn đặt trụ mà để chân bị nghiêng thì nguy cơ gặp tình huống kể trên khá cao.
- Té ngã, trượt chân: Trong sinh hoạt, những trường hợp này cũng dẫn đến chấn thương tương tự.
=> Chia sẻ những số áo đá bóng độc và nhiều ý nghĩa nhất cho người chơi Việt.
Các dạng lật cổ chân hay gặp khi đá bóng
Hiện nay, chấn thương cổ chân được chia thành 2 dạng chính được xác định theo vị trí như sau:
a. Trật sơ mi trong
Lật sơ mi cổ chân trong xuất hiện khi cổ chân bị bẻ gập vào. Từ đó dẫn đến dây chằng ở ngoài bị đứt (thường là dây chằng chéo trước).

Trật cổ chân vào bên trong
Cầu thủ bị trật sơ mi trong có thể gây vỡ xương vòng sên, từ đó ảnh hưởng tới cả dây chằng cổ chân. Nếu bị nặng hơn (cấp 2 và cấp 3), chấn thương này có thể khiến khớp không thể phục hồi lại như cũ. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng sẽ ngày một tệ hơn.
b. Lật sơ mi ngoài
Ngược lại, lật ngoài cổ chân là trường hợp bộ phận này bị bẻ cong ra. Lúc này, nhóm cơ mắt cá chân bị tổn thương nặng nề.
Ngoài ra, dây chằng cũng có thể bị rách hoặc đứt khi gặp tình huống này. Thậm chí, các phần xương bên ngoài cổ chân bị ảnh hưởng dẫn đến gãy hoặc nứt.
Nhìn chung, đây là một chấn thương đa vùng và rất nguy hiểm. Bởi vậy, nếu gặp phải chúng quả thật bạn sẽ rất xui xẻo.
=> Cập nhật top áo đấu đẹp nhất 2021-2022 bạn không thể bỏ qua.
Cầu thủ bị lật sơ mi nên làm gì?
Chấn thương trong bóng đá quốc tế và bóng đá trong nước rất thường gặp, nhất là trong các giải nghiệp dư. Cầu thủ cố gắng thi đấu nhiệt huyết vô tình dẫn tới điều không mong muốn vì chưa có kinh nghiệm phòng tránh.
Tất nhiên, khi rơi vào trường hợp này, bạn nên thực hiện các việc sau:
#1 Lật sơ mi chân phải nghỉ ngơi ngay lập tức
Đây là việc cơ bản và dễ thực hiện nhất khi bị lệch sơ mi. Tuy vậy, nhiều cầu thủ lại cố gắng nén đau để tiếp tục trận đấu.

Nghỉ thi đấu hoặc tập luyện ngya khi bị chấn thương
Điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn cho đôi chân của họ. Nếu cảm thấy bản thân không ổn, tốt nhất bạn nên dừng việc chơi bóng ngay lập tức.
#2 Cách chữa lật sơ mi chườm đá
Tiếp đến, cầu thủ hãy sử dụng phương pháp chườm lạnh tạm thời để giảm đau đớn. Ngoài ra, việc này cũng giúp teo các mạch máu, giảm thiểu hồng cầu đi qua khu vực chấn thương.
Khi bị lật sơ mi cổ chân, bạn ngồi nghỉ tại chỗ vào lấy đá quấn vào một cái khăn. Sau đó, chườm qua chườm lại khu vực đó rồi mới tính các biện pháp tiếp theo.
#3 Cách chữa trật sơ mi nhờ băng bó
Băng bó khu vực chấn thương giúp nó được cố định, không gây trở nặng thêm. Thường tại các sân bóng đều có băng đô sẵn, bạn nên nhờ đồng đội thực hiện việc này.

Băng bó khu vực bị đau cẩn thận
Câu hỏi lật cổ chân nên làm gì thì bác sĩ luôn khuyên hãy cố định chúng lại. Những ngày sau, bạn hãy tiếp tục dùng băng quấn chặt chúng lại.
#4 Cách chữa lật cổ chân tại nhà với thuốc giảm đau
Một khi gặp tác động và bị tổn thương do đá bóng, đau đớn là điều không thể nào tránh. Lúc này, bạn nên sử dụng thuốc để cầm cự và chờ bình phục.
Đối với trường hợp lật sơ mi cổ chân, Paracetamol hoặc thuốc kháng viêm là lựa chọn tốt nhất. Tất nhiên, hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng để rồi gặp hậu quả khôn lường.
=> Tìm hiểu thêm: Đi bão bóng đá là gì?
#5 Cách chữa lật sơ mi nhanh nhất là thăm khám
Giải pháp tối ưu khi gặp chấn thương chính là khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn đưa ra hướng chữa trị hiệu quả nhất.

Tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ
Đối với lệch sơ mi, nếu thăm khám kịp thời, cầu thủ có thể sớm trở lại sân chơi bóng. Tất nhiên, đối với các trường hợp quá nặng và không thể bình phục, bác sĩ tiến hành phẫu thuật.
Ngoài ra, họ cũng đưa ra lời khuyên hiệu quả cho hoạt động chăm sóc ở nhà sau đó. Bác sĩ cũng cho đơn thuốc phù hợp nhất với hiện trạng của bạn.
#6 Cách điều trị lật sơ mi cổ chân hiệu quả nếu không di chuyển nhiều
Khi gặp tổn thương ở chân, việc di chuyển là điều tuyệt đối hạn chế. Đặc biệt lật cổ chân liên quan rất nhiều đến khả năng hoạt động của cầu thủ.
Lúc này, tốt nhất bạn nên ở im một chỗ và nhờ sự trợ giúp từ gia đình. Nếu nhất thiết phải đi lại, hãy sử dụng nạng hoặc xe lăn để phần chấn thương không phải chịu bất cứ tác động nào.
#7 Cách chữa lật cổ chân nhanh nhất với nẹp
Dùng nẹp kèm theo băng quán là giải pháp rất hiệu quả để cố định phần cổ chân. Tất nhiên, việc này cần tới sự giúp đỡ của người có chuyên môn (bác sĩ, y tá).
Lật sơ mi có thể nhanh chóng bình phục nếu khu vực đó được giữ yên tuyệt đối.
Cách quấn băng khi bị lật cổ chân chi tiết và đơn giản nhất
Như ở trên đã trình bày, bạn cần băng bó vết thương cần thận khi bị trật cổ chân. Trước tiên, cầu thủ cần chuẩn bị băng quấn có độ co giãn tốt, đủ dài.

Hướng dẫn quấn băng bảo vệ mắt cá bị lệch
Có thể chuẩn bị thêm nẹp, ghim và kéo trong quá trình sơ cứu này. Nếu chưa biết cách quấn băng như thế nào mới đúng, hãy sử dụng phương pháp sau:
- Bước 1: Mở cuộn băng ra, quấn quanh bàn chân một vòng. Lưu ý: Sử dụng lực vừa phải, không cần quấn thật chặt, cũng không nên quá lỏng.
- Bước 2: Quấn qua phần gót chân, bắt chéo từ bàn ra sau sao cho cuộn băng không bị gấp.
- Bước 3: Tiếp tục quấn thêm 2 vòng ở trên khu vực mắt cá.
- Bước 4: Từ phần cổ chân, quấn chéo xuống dưới đáy bàn chân 1 vòng.
- Bước 5: Tiếp tục quấn lên cổ rồi xuống bàn chân theo hình số 8. Thực hiện thao tác này vài lần cho đến khi cảm thấy đủ chặt. Nếu thực hiện đúng, phần gót chân vẫn lột ra, chỉ băng phần cổ và bàn chân.
- Bước 6: Cắt băng dùng ghim cố định, hoàn tất quá trình sơ cứu bị trật sơ mi.
Ngoài ra, cầu thủ cũng thường băng cổ chân để tránh gặp phải chấn thương. theo dõi video hướng dẫn cụ thể tại đây:
Những sai lầm cần tránh khi lật sơ mi cổ chân
Khi gặp chấn thương, cầu thủ cần tìm tới các giải pháp chuẩn xác và hiệu quả. Tuy nhiên, một số lại thường tự nghĩ ra phương pháp chữa trị, điều này cực kỳ nguy hiểm.

Lật cổ chân cần điều trị đúng cách mới nhanh khỏi
Nhất là đối với trật cổ chân sơ mi, nếu không điều trị hợp lý, diễn biến có thể xấu đi nhanh chóng. Một số lưu ý sau đây có thể giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất:
- Những phương pháp tạm thời gian chườm đá hoặc băng bó chỉ có hiệu quả tạm thời. Nếu gặp chấn thương nhẹ, chân có thể tự bình phục từ từ.
- Ngược lại, khi cảm thấy quá đau đớn, có thể bạn đã gặp tình huống nặng. Lúc này, việc quan trọng nhất là di chuyển đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.
- Kết hợp với điều trị là chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bạn nên dùng những loại đồ ăn có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Một số thực phẩm cần tránh như thịt gà, xôi, thịt bò,…
- Tuyệt đối không sử dụng rượu thuốc để xoa nắn khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Tất nhiên, không được kéo, nắn hoặc can thiệp bằng lực vào khu vực bị chấn thương.
=> Khám phá nguồn gốc bóng đá và luật chơi đá bóng cơ bản khác.
Lật sơ mi bao lâu thì khỏi?
Chấn thương khi nào bình phục là câu hỏi của tất cả cầu thủ bị rơi vào tình huống này. Tất nhiên, lật sơ mi cổ chân bao lâu khỏi còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.

Lệch sơ mi cần thời gian để khỏi hẳn tùy theo mức độ
Hiện nay, người ta chia loại chấn thương này thành 3 cấp độ như sau:
- Lật cổ chân cấp độ 1: Số lượng sợi cơ bị rách hoặc đứt dưới 25%. Dây chằng bị kéo giãn nhẹ, quanh khu vực cổ chân sưng nhẹ. Thời gian tự khỏi nếu có áp dụng điều trị tại nhà từ 4 đến 6 tuần.
- Cấp 2: Số lượng sợi cơ bị rách hoặc đứt 25 – 75%. Dây chằng bị đứt 1 phần, cổ chân sưng phù to, có thể bầm tím. Cầu thủ cần nghỉ ngơi từ 4 đến 8 tuần khi kết hợp liệu trình chữa trị tại nhà.
- Cấp 3: Đứt dây chằng hoàn toàn, vô cùng đau đớn và mất khả năng cử động. Nếu có biện pháp điều trị từ bác sĩ, thời gian bình phục hoàn toàn rơi vào 12 tuần.
Cách phòng tránh lật cổ chân khi đá bóng
Chấn thương cổ chân khi đá bóng thường xuyên xuất hiện và ảnh hưởng lớn đến cầu thủ như những thông tin từ học viện bóng đá.

Phòng tránh trật cổ chân không hề khó
Người ta thường nói ‘phòng hơn chữa’, bạn nên đặt ra các giải pháp ngừa bị lật sơ mi cổ chân là tốt nhất.
- Khởi động thật kỹ trước khi tham gia đá bóng (tối thiểu 10 phút). Lắc kĩ ở phần cổ chân để phòng tránh tổn thương dạng này.
- Khi cảm thấy đau nhẹ, bạn nên đừng thi đấu ngay lập tức. Có thể lúc này chân mới chỉ bị giãn cơ nên chỉ cần dừng đá bóng có thể phục hồi ngay sau đó.
- Thư giãn, thả lỏng và xoa bóp sau khi chơi thể thao. Điều này giúp các nhóm cơ được thư giãn và nhanh chóng phục hồi.
- Tham gia các bài tập tăng cường thay vì chỉ tập trung chơi bóng. Một số bộ môn phù hợp nhất là chạy bộ, aerobic, nhảy dây,…
- Không đi các loại giày có đế trơn trượt, tốt nhất nên chọn dòng chuyên đá bóng. Ngoài ra, cầu thủ cũng không nhất thiết phải đi giày quá chật.
- Sử dụng băng dây thun để băng chân thay vì tất khi thi đấu. Học hỏi các băng của các cầu thủ chuyên nghiệp trên TV.
- Hạn chế tối đa va chạm trong trận đấu, nếu bị vào bóng triệt hạ, tốt nhất bạn nên tránh né.
- Thi đấu hoặc tập luyện ở sân bóng đạt chất lượng tốt, mặt cỏ dày và bằng phẳng.
Lời kết
Nếu không may gặp chấn thương lật sơ mi cổ chân, bạn nên nghỉ ngơi và sử dụng các biện pháp sơ cứu ngay lập tức. Sau đó, tùy theo tình hình mà điều trị, tốt nhất hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế.