Trình bày luật bóng ngoài cuộc, trong cuộc và bàn thắng hợp lệ nằm trong hệ thống các quy định cơ bản nhất. Tìm hiểu và nắm kỹ các điều khoản này trước khi tham gia thi đấu để tránh vi phạm các lỗi không đáng có.

Sau khi hiểu rõ các luật trên, việc tiếp theo là biết cách ứng dụng chúng một cách linh hoạt trong từng tình huống trên sân. KQBĐ cung cấp đầy đủ thông tin và giải thích chi tiết về những quy định này, giúp người chơi có cái nhìn tổng quan và sâu rộng hơn về bản chất của trò chơi. Đồng thời, việc trang bị kiến thức về luật bóng cũng giúp bạn tự tin hơn khi tham gia thi đấu và ra quyết định trong từng tình huống.

Trình bày luật bóng ngoài cuộc 2023

Trong các trận bóng đá quốc tế, việc bóng đi ra ngoài sân là điều hết sức bình thường. Lúc này, cầu thủ sẽ có những cách để đưa chúng tiếp tục vào cuộc.

Cụ thể, theo luật bóng ngoài cuộc, các tình huống được tính là:

  • Trái bóng đã vượt qua khỏi hẳn đường biên dọc hoặc biên ngang (kể cả trường hợp có bàn thắng). Tính cả tình huống lăn trên mặt cỏ và bay trên cao ra ngoài.
  • Trọng tài chính thổi còi cho tạm dừng trận đấu. Nếu là lỗi lớn, vị vua áo đen có thể rút thêm thẻ phạt cho cầu thủ vi phạm. Trường hợp mắc lỗi ở khu vực cấm địa, đội bóng phải chịu một quả 11 mét.
luật bóng ngoài cuộc

Giới thiệu về luật bóng ở ngoài cuộc

Lúc này, nó được gọi là ‘bóng chết’ (ngoài cuộc). Các cầu thủ không được đưa chúng trở lại sân khi chưa có tính hiệu từ trọng tài.

Nếu vi phạm, họ phải thực hiện lại tình huống đó, thậm chí có ghi bàn cũng không được công nhận. Ngược lại, đối thủ không được phép tác động hay ngăn cản vào cầu thủ thực hiện quả phạt.

Thời gian bị lãng phí trước khi tiếp tục trận đấu được trọng tài bàn tính toán để trả lại vào những phút bù giờ. Như vậy, bóng chết ngoài cuộc càng lâu, cuộc đối đầu càng có nhiều phút bù giờ.

Quyền thay người chỉ được thực thi khi bóng đang ‘chết’ và có hiệu lệnh từ trọng tài.

Tìm hiểu thêm luật bóng đá sân 5 để xác định bóng trong, ngoài cuộc khi thi đấu bán chuyên hoặc chơi Futsal.

Luật bóng trong cuộc xác định như thế nào?

Ngược lại với trình bày luật bóng ngoài cuộc tất nhiên là trong cuộc. Thông thường, trận đấu đang tiếp diễn còn được gọi là bóng sống.

Luật bóng đá trong cuộc đơn giản như sau:

  • Trái bóng đã đi hết đường biên (cả dọc và ngang) (còn được gọi là đường pitch).
  • Trọng tài cho dừng trận đấu tạm thời.

    trình bày luật bóng ngoài cuộc

    Bóng như thế nào gọi là đang trong cuộc

Ngoài ra, các tình huống học viện bóng đá nêu sau đây cũng tính là bóng còn trong cuộc:

  • Trái bóng đập vào cột dọc, xà ngang khung gỗ hoặc cột cờ ở góc nhảy vào sân.
  • Cả quả bóng chưa lăn ra hết đường biên dọc / ngang. Thậm chí gần như tất cả trái bóng đã nằm ở ngoài nhưng mép vẫn dính trên vạch thì vẫn chưa được tính là bóng ngoài cuộc.
  • Bóng nảy lại vào trong sân khi chạm vào trọng tài chính, trọng tài biên hay trọng tài bàn đứng ngoài sân. Trường hợp này yêu cầu nó chưa hoàn toàn bau ra khỏi đường pitch.

Như vậy, khi bóng sống, hai bên có thể triển khai lối chơi và ghi bàn thắng. Tất nhiên, nếu có lỗi xảy ra, trọng tài sẽ cất còi và bóng bị ‘chết’ ngay lập tức.

=> Có thể bạn chưa biết: Đá phạt gián tiếp là gì trong bóng đá.

Cách tiếp tục trận đấu khi bóng ngoài cuộc

Phần trình bày luật bóng ngoài cuộc cũng nêu rất rõ về cách đưa chúng trở lại trận đấu. Lúc này, trạng thái của trái bóng được chuyển đổi từ chết => sống.

a. Các tình huống bóng đã ra ngoài sân

Bóng đã đi ra ngoài sân, tức là đã chết cần trọng tài ra hiệu để đưa trở lại trận đấu.

trình bày luật bàn thắng hợp lệ

Giao bóng là một cách tiếp tục trận thi đấu

Một khi bóng đã đi hết đường biên dọc hoặc ngang, các cầu thủ phải đưa nó trở lại cuộc chơi bằng các cách sau:

  • Giao bóng: Tính huống bắt đầu hoặc bắt đầu lại trận đấu khi có đội ghi bàn. Hai đội đứng ở phần sân nhà để giao bóng ở giữa sân.
  • Ném biên: Quả bóng đi hết đường biên dọc do một bên tác động sau cùng. Bên còn lại được hưởng quả phạt này và phải dùng tay để ném bóng. Quả ném biên phải chạm vào cầu thủ khác và đi vào lưới mới được tính là bàn thắng. Những quy định này được nêu rõ tại luật ném biên trong bóng đá.
  • Phạt góc: Trái bóng đi hết đường biên ngang mà do đội phía bên đó tác động. Đối thủ được hưởng một quả phạt đá từ điểm tiếp giáp giữa đường biên dọc và ngang.
  • Phát bóng: Luật bóng đá ngoài cuộc quy định đây là tình huống ngược lại với phạt góc. Khi đối thủ tác động khiến quả bóng đi ra ngoài sân thì đội nhà được đặt vào điểm chỉ định và phát chúng lên.

b. Các trường hợp bóng ngoài cuộc còn trong sân

Ngoài ra, một số trường hợp bóng ở ngoài cuộc mặc dù chưa bay ra khỏi sân đấu như sau:

  • Đá phạt trực tiếp: Khi cầu thủ bị phạm lỗi và trọng tài thổi còi, bên còn lại được hưởng một quả đá phạt. Lúc này, quả phạt được gọi là trực tiếp, đặt tại đúng vị trí xảy ra tình huống trước đó. Nó được tính là bàn thắng khi cầu thủ sút thẳng vào lưới mà không cần chạm bất kỳ ai khác.
  • Đá phạt trực tiếp: Quả đá phạt được trao cho các lỗi không thuộc hình phạt. Ví dụ như câu giờ, cản trở đối phương, việt vị,… Trường hợp này, bàn thắng chỉ được công nhận khi đã va chạm vào một cầu thủ khác.
  • Phạt đền (Penalty): Khi đội phòng ngự phạm lỗi trong vòng cấm (kể cả thủ môn), họ bị thổi 11 mét. Lúc này, đối thủ đặt bóng vào đúng vị trí phạt đền và thực hiện cú sút. Những người còn lại đúng ở ngoài vòng 16m50. Nếu bóng nảy ra, tất cả đều có quyền đá bồi để ghi bàn hoặc phá bóng.
  • Thả bóng: Khi có tình huống buộc phải dừng trận đấu mà không có lỗi. Trọng tài tiến hành thả bóng xuống vị ví ngay lúc đã thổi còi để tiếp tục trận đấu. Trường hợp bóng thuộc sở hữu của một bên, họ được quyền giữ bóng, nếu đang tranh chấp, hai cầu thủ trong tình huống đó tiếp tục thực hiện pha bóng.

=> Tìm hiểu thêm: Luật thẻ vàng trong bóng đá.

Trình bày luật bàn thắng hợp lệ chính xác nhất

Ngoài trình bày luật bóng ngoài cuộc, số lượng pha lập công cũng rất được quan tâm.

Bàn thắng là yếu tố chính quyết định tính thắng – thua trong một trận đấu. Vì vậy, cả hai đội đều cố gắng ghi nhiều hơn và ngăn cả đối thủ có được bàn thắng.

Quy định bàn thắng hợp lệ được công nhận khi quả bóng đã chính thức vượt qua hết vạch vôi và nằm gọn trong khung gỗ. Tức là nếu chỉ một phần của nó còn nằm trên đường pitch thì sẽ không được tính.

luật bàn thắng hợp lệ

Giới thiệu luật quy định bàn thắng được tính là hợp lệ

Hơn nữa, tình huống triển khai trước đó không có bất cứ lỗi nào xuất hiện. Đôi khi, đội ghi bàn bị phạm lỗi nhỏ nhưng trọng tài không thổi tức là cho họ quyền ưu tiên.

Lúc này, bàn thắng vẫn được tính như bình thường. Ngược lại, đội tấn công phạm lỗi trước đối thủ thì chắc chắn nó bị từ chối.

Hiện nay, công nghệ Goal line hỗ trợ trọng tài biết được bóng đã đi qua vạch vôi hay chưa. Công nghệ VAR xác định bên tấn công có phạm lỗi hay việt vị không.

Như vậy, một khi đã công nhận pha lập công, đội bị thủng lưới tiến hành giao bóng từ đầu.

Có rất nhiều dạng đưa trái bóng vào lưới như: sút (cứa lòng, sút xa, đệm cận thành), đánh đầu, đẩy bóng (không phải dùng tay),… Ngoài ra, cầu thủ còn có thể đá phạt, sút penalty, phản lưới để lập công.

Bạn đừng quên theo dõi thêm những bàn thắng đẹp nhất mọi thời đại theo đúng quy định bàn thắng hợp lệ trên.

Xác định đội thắng theo luật bàn thắng hợp lệ

Để biết được đội nào giành chiến thắng chỉ cần theo dõi bảng tỷ số chung cuộc. Khi trọng tài chính thức thổi còi kết thúc cuộc đối đầu, bên nào sở hữu nhiều pha lập công hơn sẽ thắng cuộc.

Tất nhiên, luật bóng đá bàn thắng hợp lệ phát huy tối đa cộng dụng vào lúc này. Sau đó, bảng tỷ số được sửa lại thêm 1 đơn vị cho bên ghi bàn.

quy định bàn thắng hợp lệ

Dựa vào bảng tỷ số để xác định đội giành chiến thắng

Trường hợp số pha làm bàn bằng nhau, kết quả được tính là hòa. Nếu các trận đấu ở vòng loại hoặc giải League, mỗi bên nhân được một điểm.

Ngược lại, những cuộc đối đầu loại trực tiếp sẽ có thêm hiệp phụ hoặc cả loạt sút luân lưu để tìm ra bên giành chiến thắng sau cùng.

Luật về bàn thắng hợp lệ trong trận đấu loại trực tiếp

Trình bày luật bàn thắng hợp lệ là một phần không thể thiếu trong bóng đá. Trường hợp cả hai đội sở hữu số pha lập công bằng nhau nhưng cần xác định bên đi tiếp, luật quy định như sau:

  • Luật bàn thắng hợp lệ trên sân khách: Bên nào sở hữu số lượng lần xé lưới trên sân đối thủ nhiều hơn sẽ thắng.
  • Thi đấu hiệp phụ: Các trận cầu chuyên nghiệp có thêm 2 hiệp phụ. Mỗi hiệp đấu diễn ra trong 15 phút, có khoảng nghỉ và bù giờ như bình thường.
  • Đá luân lưu: Hai bên chỉ ra 5 người lên đá 11 mét. Trường hợp vẫn hòa, tiếp tục từng người một thực hiện quả penalty cho tới khi một bên có lợi thế.

Lời kết

Tổng hợp kiến thức và trình bày luật bóng ngoài cuộc, trong cuộc cùng bàn thắng hợp lệ vô cùng quan trọng. Người chơi đá bóng hay fan hâm mộ theo dõi các trận đấu đều cần nắm chính xác các khái niệm này.