Đội hình sân 5 người là ý tưởng triển khai thường gặp trong các trận đấu bóng đá. Tuy nhiên chiến thuật chia sân theo sơ đồ này có hợp lý và phát huy được hết năng lực của cầu thủ trên sân? Hãy để KQBD hôm qua rạng sáng nay trả lời giúp bạn.
Nguyên tắc cơ bản của đội hình sân 5
Dù chơi chiến thuật sân 5 hay bất kỳ đội hình nào thì HLV đều cần vạch rõ kế hoạch chi tiết cho đội bóng. Tất cả phải dựa trên tình hình thực tế của trận đấu để chuyển đổi linh hoạt cả phòng thủ và tấn công. Dưới đây là 2 nguyên tắc cơ bản nên tuân thủ:
1/ Một cầu thủ sẵn sàng phản công trong sơ đồ 5
Những sân bóng mini chỉ 5 người thì món đòn lợi hại nhất chính là kỹ năng phản công tốc biến. Vì vậy, trong đội sẽ có một chân sút thiên về tấn công giữ vai trò bắt đầu các đợt phản đòn đối thủ.

Đội hình sân 5 cần đáp đủ bộ 5 nguyên tắc vàng : Phòng và công
2/ Cần người bọc lót trong chiến thuật bóng đá 5 người
Đối với nguyên tắc thứ 2, đội hình 5 sẽ chọn riêng 1 cầu thủ đủ kỹ năng để bọc lót, đồng thời truy cản đòn và lui về kịp thời. Nhiệm vụ chính của vị trí là làm chậm nhịp di chuyển bóng của đội bạn và chờ đồng đội tiếp ứng kịp thời ở hàng phòng ngự.
Tìm hiểu thêm: Luật đá luân lưu sân 5.
Top 4 sơ đồ chiến thuật đá sân 5 tối ưu
Có lẽ fan hâm mộ đã quá quen với đội hình cơ bản nhất trong các giải đấu là 11 người nhưng trong chiến thuật bóng đá mini 5 người lại có tới 4 cách triển khai khác nhau. Để giúp HLV và cầu thủ dễ dàng xoay chuyển dựa trên tình hình thực tế thì các cách sau thường được áp dụng nhiều nhất:
1/ Sơ đồ chiến thuật sân 5 mang tên Kim cương đen (1 – 2 – 1)
Trong chiến thuật 1 – 2 – 1 sẽ có 2 tiền vệ phòng ngự và tấn công, 1 tiền vệ, 1 hậu vệ đứng phía sau. Đây là sơ đồ sân 5 cân bằng cả 2 nguyên tắc cơ bản ở trên.
Ưu điểm:
- Không gian ở 2 phía biên thoáng, mở đường cho nhiều hướng tấn công.
- Tăng phòng ngự chiều sâu và dễ dàng tấn công vì cầu thủ có thể chéo cánh linh hoạt.
- Ở 2 tiền vệ, có thể để 1 người tấn công và giữ lại 1 người ở ngay phía sau yểm trợ.
Nhược điểm:
- Khi 2 tiền vệ cánh thiên về khả năng tấn công => Không đảm bảo hàng thủ.
- Kỹ thuật sử lý bóng của tiền vệ phải cao, thể trọng và sức bền trong thi đấu dồi dào, có sự kết nối ăn ý cùng đồng đội.
Tìm hiểu thêm: Đá bóng Pressing là gì? Có áp dụng lối chơi theo sát tạo áp lực cho bóng đá 5 người được không?
2/ Tứ trụ (2 – 2) trong đội hình sân 5
Về cơ bản, ở chiến thuật chạy chỗ sân 5 người này tách riêng 4 cầu thủ thành 2 khu rõ ràng: Bộ đôi tấn công và 2 cầu thủ chuyên phòng ngự. Ưu và nhược điểm của đội hình triển khai này trong bóng đá cũng rất rõ ràng.
Tìm hiểu: Những tiền vệ cánh trái hay nhất thế giới phù hợp với đội hình tứ trụ.
Ưu điểm:
- Đảm bảo cân bằng khi chuyển dịch chiến thuật giữ thủ và công trên sân cỏ.
- Giúp mỗi vị trí trong sơ đồ đều có ý thức, trách nhiệm tương trợ lẫn nhau.

Tứ trụ 2 – 2 – Đội hình được HLV ưu ái trong sân 5 mini
Nhược điểm:
- Khi hậu về dâng lên tấn công thì đối thủ rất dễ xâm nhập do hàng thủ sơ hở, lúc này tiền đạo không thể kịp chạy về để phòng ngự.
- Dễ gặp trường hợp hậu vệ khó đưa ra quyết định vì phải quan sát phản ứng của đồng đội.
- Đòi hỏi cả 5 người trên sân phải thực sự hiểu nhau, đã được luyện tập nhiều trước khi thi đấu.
Xem thêm: Trong bóng đá 5 người đá luân lưu là như thế nào?
3/ Kim tự tháp (2 – 1 – 2) khi xếp đội hình bóng đá sân 5
Đội hình sân 5 mang tên Kim tự tháp này chỉ nên sử dụng cho các thế trận trong bóng đá quốc tế cần phải đề cao hàng phòng thủ vì sẽ có 2 hậu vệ & tiền đạo, chỉ có 1 tiền vệ trung tâm.
Ưu điểm:
- Lựa chọn hợp lý khi gặp phải các đối thủ mạnh hơn, rất dễ đoạt bóng, ép đối phương ra biên và pressing…
- Tiền đạo vừa hỗ trợ được tiền vệ trung tâm vừa tấn công trực diện.
- Với các tình huống bị đe dọa tấn công, luôn có ít nhất 2 hậu vệ bọc lót.
- Giải phóng được 1 tiền đạo để dồn lực tập trung cho đội ngũ tấn công.
Nhược điểm
- Đòi hỏi đội bóng phải chọn được cầu thủ cực kỳ chất lượng để vừa hỗ trợ tấn công và phải vừa phòng ngự.
- Hậu vệ và tiền vệ cần liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau tối đa khi thực hiện tấn công.
Tìm hiểu thêm: Những tiền vệ phòng ngự hay nhất thế giới chơi hiệu quả với sơ đồ kim tự tháp.
4/ Sơ đồ đá sân 5 theo đội hình chữ Y (1 – 1 – 2)
Thực tế theo học viện bóng đá, triển khai 1 – 1 – 2 chỉ là phép sắp xếp đổi lại của 2 – 1 – 2 nhưng sẽ thiên về hướng tấn công. 90% đội bóng chơi chiến thuật đá phạt góc sân 5 theo hình chữ Y đều ghi được rất nhiều bàn thắng trong trận đấu. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì 1 – 1 – 2 cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tìm hiểu thêm: Những trung vệ hay nhất thế giới phù hợp với sơ đồ chữ Y.

Bố trí theo sơ đồ hình chữ Y 1 – 1 – 2 đẩy mạnh đội hình
Ưu điểm:
- Thích hợp dùng cho đội bóng có lợi thế hơn đối phương và đang cần ghi nhiều bàn thắng nhất.
- Chỉ dùng duy nhất 1 cầu thủ hậu vệ nên mâu thuẫn trong khâu phòng ngự gần như bằng 0.
- Lối chơi chủ yếu là pressing và đối kháng vì bên phía đối thủ hậu vệ không dám dâng cao.
Nhược điểm:
- Nếu cầu thủ trên sân không có khả năng nhanh nhạy đọc trận đấu thì tỷ lệ rơi vào vòng nguy hiểm cao.
- Người chơi ở vị trí thấp nhất gánh trọng trách nhiều nhất, vừa tấn công nhưng vẫn phải phòng ngự => Đòi hỏi tính kỷ luật cao.
Lời kết
Trên đây là đề xuất mới nhất của các chuyên gia Bóng đá về đội hình sân 5 mini đang thịnh hành hiện nay. Chiến thuật đá bóng sân 5 người này thực sự mang lại hiệu quả rất tốt và nên áp dụng nếu bạn muốn cải thiện tình hiện hiện tại của đội mình.